Cấu tạo của xe nâng tay

Xe nâng tay hiện nay được sử dụng khá nhiều và rộng rãi để phục vụ trong các hoạt động kho vận và di chuyển hàng hóa bởi tính tiện lợi cũng như an toàn của nó. Thiết bị này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành công việc mà còn giúp con người đỡ mất sức. Vậy, xe nâng tay có đặc điểm cấu tạo nhưng thế nào để mang lại nhiều lợi ích đến thế?

Khái niệm về xe nâng tay trong vận chuyển hàng hóa

Xe nâng tay được biết đến là một loại thiết bị chuyên dụng để bốc dỡ hàng hóa trong nhà xưởng, kho bãi, di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ container, xe hàng đến xưởng sản xuất hoặc nhà máy.

Xe nâng tay trên thị trường được chia thành hai loại chính bao gồm:

  • Xe nâng tay cao: Dùng để nâng hạ, di chuyển những kiện hàng hóa tới những vị trí cao như kệ hàng trong kho xưởng, bốc dỡ hàng từ container, xe tải.
  • Xe nâng tay thấp: Dùng để di chuyển hàng hóa đến những địa điểm khác nhau, độ nâng tối đa của loại xe nâng tay thấp thường vào khoảng 200mm

Cấu tạo chủ yếu của xe nâng tay

Xét về tổng thể, xe nâng tay bao gồm những chi tiết cơ bản như sau:

  • Tay cầm điều khiển
  • Càng nâng
  • Hệ thống thủy lực
  • Bánh xe

Xem thêm các loại xe nâng tay tại: https://thietbinanghang.com/danh-muc/xe-nang-tay-pallet/

Cấu tạo của xe nâng tay
Cấu tạo của xe nâng tay

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao được cấu thành từ ba bộ phận chính gồm: trụ thủy lực, khung xe và bánh xe.

  • Trụ thủy lực: Trụ thủy lực của xe nâng tay cao gồm trục đẩy làm từ thép rỗng ruột, phía trong là pít tông đẩy và dầu thủy lực. Tùy theo mức trọng tải của hàng hóa và chiều cao cần nâng mà phần trụ này sẽ có kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng. Đối với các loại xe nâng tay cao trên 2 mét sẽ có 2 cột nâng để đảm bảo phần chắc chắn cho xe khi hoạt động.
  • Khung xe: Bộ phận này bao gồm hai càng nâng được làm bằng chất liệu thép dày nguyên chất, không bị gỉ sét và có khả năng chịu lực tốt, có thể nâng được các loại hàng hóa có khối lượng lớn. Bộ phần này được gắn liền với phần khung có tay cầm để dễ dàng di chuyển cũng như thực hiện thao tác điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp hai càng nâng cho phù hợp với loại pallet đang sử dụng.
  • Tay cầm: Chi tiết này có chức năng đảm bảo kích nâng và tính điều hướng cho xe. Phần tay cầm được thiết kế tương tự nhau giữa xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp.
  • Bánh xe: Bánh xe nâng tay cao có 4 hệ thống bánh bao gồm 2 hệ thống bánh lái ở phía sau và 2 hệ thống bánh tải ở phía trước do có phần khung cồng kềnh hơn xe nâng tay thấp. Bánh lái của xe có bán kính lớn và quay được 360 độ. Bánh xe làm từ lõi thép được phủ một lớp nhựa PU hoặc Nylon đàn hồi bên ngoài.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng tay cao

Tuy cùng sử dụng hệ thống nén thủy lực để nâng hạ hàng hóa nhưng nguyên lý vận hành của xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp cũng có đôi chút khác biệt. Tuy nhiên, so với những loại xe nâng hàng khác thì dòng xe nâng tay vẫn là loại dễ vận hành nhất.

Xe nâng tay cao có nguyên lý hoạt động phức tạp hơn xe nâng tay thấp một chút vì có thêm chức năng nâng hàng hóa lên cao. Khi có hàng hóa được đặt trên tấm pallet ngay ngắn, không bị nghiêng lệch và có khóa phanh thì hệ thống bơm thủy lực của dòng xe nâng tay cao có thể được kích hoạt theo hai cách như sau:

  • Thứ nhất: Sử dụng lực tay để đẩy pít tông di chuyển lên xuống
  • Thứ hai: Sử dụng lực từ chân tác động lên bàn đạp để nâng pít tông thủy lực.

Khi càng xe được nâng lên cao, đưa hàng hóa trên pallet rời mặt đất lên đến độ cao thích hợp thì bắt đầu tiến hành xả khí nén bằng cách bóp nhẹ phanh cho khí thoát ra rồi di chuyển đến vị trí cần thiết.

Đối với các dòng xe nâng tay cao không có phanh thì bỏ qua bước khóa và xả phanh.

Nguyên lý hoạt động của xe nâng ta
Nguyên lý hoạt động của xe nâng tay

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng tay thấp

Cũng tương tự như xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp cũng bao gồm các bộ phận chính như càng nâng, trụ thủy lực, bánh xe và tay lái.

  • Càng nâng: càng nâng của xe nâng hàng được làm từ chất liệu thép chất lượng cao với khả năng chịu lực tốt, được sơn tĩnh điện để chống rỉ sét. Độ dài trung bình của càng nâng vào khoảng 1m, thích hợp với những hàng hóa có khối lượng vừa và nhỏ.
  • Trụ thủy lực: Được làm từ hợp kim nhôm để tăng độ bền đến mức tối đa. Bên trong trụ chứa dầu thủy lực.
  • Tay cầm: Đảm nhận vai trò nâng hạ, di chuyển của xe và được trang bị thêm phanh xả để hỗ trợ việc nâng hạ càng dễ dàng hơn.
  • Bánh xe: Bao gồm 2 hệ thống bánh tải ỏ phía trước và 1 hệ thống bánh lái ở phía sau. Bánh xe thường được làm từ chất liệu Nylon hoặc PU.

Nguyên lý hoạt động

Xe nâng tay thấp là loại xe nâng hàng có cách thức vận hành đơn giản nhất. Sau khi di chuyển đến nơi có hàng hóa cần phải di chuyển thì tiến hành khóa phanh và kích hoạt hệ thống bơm thủy lực bằng tay, sau khi hàng hóa tới được độ cao theo yêu cầu thì bóp phanh để xe khí nén rồi đưa hàng đến vị trí mong muốn.

Trên đây là những thông tin sơ bộ về cấu tạo của các dòng xe nâng tay và nguyên lý hoạt động của chúng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này có thể giúp quý khách hiểu rõ hơn về sản phẩm này và vận dụng nó một cách thích hợp. Ngoài ra, nếu có thêm những điều mới về xe nâng tay, mời quý khách liên hệ với chúng tôi để trao đổi thêm tại https://thietbinanghang.com/

Link xoilac 1 anstad.com, Link xoilac 2 sosmap.net, Link xoilac 3 cultureandyouth.org, Link xoilac 4 xoilac1.site, Link xoilac 5 phongkhamago.com, Link xoilac 6 myphamtocso1.com, Link xoilac 7 greenparkhadong.com, Link xoilac 8 xmx21.com, Link 6686 design 686.design, Link 6686 blog 6686.blog, Link 6686 express 6686.express,